<php> the_title();</php>

Trắc Nghiệm Giáo Lý Vào đời 1

GIÁO LÝ HỒNG ÂN – KHỐI VÀO ĐỜI NĂM 2

TRẮC NGHIỆM VỀ PHỤNG VỤ

BÀI 1: PHỤNG VỤ HỘI THÁNH

1: Phụng vụ là:

a. Việc thờ phượng Thiên Chúa của con người.

b. Việc làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại của Hội Thánh.

c. Việc thờ phượng Thiên Chúa công khai và chính thức của toàn thể Hội Thánh.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.

2: Phụng vụ gồm có các việc thờ phượng:

a. Thánh lễ, Phụng vụ các giờ kinh, các Bí tích và á Bí tích

b. Đọc kinh và lần hạt

c. Viếng Đàng Thánh Giá

d. Gồm cả a, b và c

3: Năm Phụng vụ gồm có các mùa:

a. Bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông

b. Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên

c. Mùa Chay và Mùa Phục Sinh

BÀI 2: MÙA VỌNG

4 : Mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi người Kitô hữu sống tâm tình nào?

a. Vui mừng, hạnh phúc

b. Mong chờ, tỉnh thức, sẵn sàng

c. Ăn năn, sám hối

d. Tất cả các câu trên

5: Mùa Vọng, Hội thánh mời gọi ta noi gương ai?

a. Abraham – Isaac

b. Môsê

c.Gioan Tẩy Giả, Đức Mẹ

d. Thánh Giuse – Đức Mẹ

6: Màu nào được Hội Thánh chọn trong Mùa Vọng?

a. Màu đỏ

b. Màu hồng

c. Màu tím

d. Màu xanh

7: Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn?

a. 4 tuần, 2 giai đoạn

b. 8 tuần, 2 giai đoạn

c.40 ngày, 3 giai đoạn

d. 33 tuần, 4 giai đoạn

BÀI 3: MÙA GIÁNG SINH

8: Mùa Giáng Sinh là:

a. Thời gian Hội Thánh mong chờ Chúa đến phán xét loài người

b. Thời gian Hội Thánh mừng Con Chúa chịu chết và sống lại

c. Thời gian của sám hối và hòa giải

d. Thời gian mừng mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, mời gọi loài người hưởng ơn cứu độ.

9: Thời gian mùa Giáng Sinh bắt đầu từ:

a. Chúa nhật thứ nhất mùa vọng đến lễ Chúa giáng sinh

b. Lễ Giáng Sinh cho đến Chúa nhật thứ nhất mùa chay

c. Lễ vọng Giáng sinh đến hết lễ Chúa chịu phép rửa

d. Lễ vọng Giáng Sinh đến hết lễ Ba Vua (Hiển Linh)

10: Tâm tình cần có trong mùa Giáng Sinh là:

a. Cảm tạ Chúa Cha đã sai Con Một đến

b. Cộng tác với ơn Chúa để cứu độ bản thân và tha nhân

c. Canh tân đời sống để xứng đáng với ơn cứu độ và con thảo của Chúa

d. Tất cả a,b,c đều đúng

Further Reference:  Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Trang 74

BÀI 4: MÙA CHAY

11: Mùa Chay bắt đầu được tính từ khi nào?

a. Sau lễ Chúa Chịu Phép Rửa

b. Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

c. Sau lễ Chúa Hiển Dung

d. Từ Thứ Tư Lễ tro

12: Mùa Chay có mục đích nào?

a. Để ăn chay

b. Để các tín hữu sống tốt hơn

c. Để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa giáng sinh

d. Để chuẩn bị tâm hồn tham dự mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Chúa Kitô

13: Bốn phương thế Giáo hội thường dùng trong Mùa Chay thánh là gì?

a. Sám hối, ăn chay, cầu nguyện và việc làm bác ái

b. Ăn chay, cầu nguyện, bố thí và dạy giáo lý dự tòng

c. Nhớ lại, tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu, giúp người dự tòng học hỏi giáo lý và sám hối để lãnh nhận Bí tích Rửa tội vào đêm vọng Phục Sinh

d. Ăn chay, cầu nguyện, bố thí và dạy giáo lý dự tòng

14: Mỗi người Kitô hữu cần phải làm gì trong mùa Chay?

a. Ăn chay

b. Cầu nguyện

c. Bố thí

d. Ăn chay – cầu nguyện – bố thí

BÀI 5: MÙA PHỤC SINH

15: Trong các mùa phụng vụ, theo em mùa nào là quan trọng và là tột đỉnh của năm phụng vụ?

a. Mùa Vọng

b. Mùa Giáng sinh

c. Mùa Thường Niên

d. Mùa Phục Sinh

16: Chúng ta phải sống tâm tình nào trong mùa Phục sinh?

a. Hân hoan vì Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết để sống lại vinh hiển

b. Hân hoan vì nay chúng ta được nên con Chúa, được đảm bảo gia nghiệp Nước Trời

c. Hân hoan vì ta tin rằng nếu ta chết đi cho tội lỗi, ta cũng sẽ được sống lại với Đức Kitô

d. Cả a,b và c

BÀI 6: CÁC CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN (MÙA QUANH NĂM )

17: Mùa Thường Niên có bao nhiêu tuần?

a. 31 hoặc 32 tuần

b. 33 hoặc 34 tuần

c. 35 hoặc 36 tuần

d. 37 hoặc 38 tuần

18: Trong mùa Thường Niên, chúng ta chiêm ngắm ai?

a. Đức Maria

b. Các thánh

c. Đức Kitô

d. Cả a,b và c đều đúng

19: Mùa Thường Niên có tương quan gì với các mùa khác trong năm phụng vụ?

a. Không có tương quan

b. Tôn kính Đức Mẹ

c. Cả a và b đúng

d. Cùng với các mùa khác, mùa Thường Niên hoàn chỉnh, củng cố bức họa về mầu nhiệm Chúa Kitô

BÀI 7: PHỤNG VỤ CHƯ THÁNH

20: Trong các lễ trọng kính Đức Maria sau, lễ nào là trọng nhất?

a. Mẹ Thiên Chúa (01/01)

b. Mẹ Lên Trời (15/8)

c. Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12)

d. Cả ba lễ trọng như nhau

21: Mừng lễ kính các thánh, Giáo Hội nhằm mục đích nào sau đây?

a. Công bố mầu nhiệm Phục Sinh nơi các thánh

Further Reference:  Công Suất Nguồn điện được Xác định Theo Công Thức

b. Giới thiệu gương sống của các thánh cho mọi người

c. Nhờ các thánh, Giáo hội lãnh nhận hồng ân của Thiên Chúa

d. Cả ba

BÀI 8: PHỤNG VỤ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

22: Thánh lễ ngày nay có khác với lễ tế xưa của Đức Giêsu ở những điểm nào?

  1. Không khác gì?
  2. Lễ tế xưa của Đức Giêsu, cón thánh lễ ngày nay của linh mục dâng.
  3. Thánh lễ ngày nay có giáo dân tham dự.
  4. Thánh lễ ngày nay không có đổ máu như lễ tế xưa.

23: Mục đích của Thánh Lễ là gì?

  1. Kính nhớ màu nhiệm Chúa Giêsu đã chịu chết và sống lại.
  2. Thờ phượng, tạ ơn, xin thiên Chúa tha thứ tội lỗi và ban cho ta mọi ơn lành hồn xác.
  3. Trông đợi Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang.
  4. a, b, c, đều đúng

BÀI 9: CÁC PHẦN CỦA THÁNH LỄ

24: Thánh lễ có giá trị nào trong đời sống người Kitô hữu?

a. Nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng

b. Giúp các tín hữu hiệp thông với nhau

c. Giúp các tín hữu nên một thân thể mà đức Kitô là Đầu

d. Tất cả đều đúng

25: Khi tham dự thánh lễ, em nên có thái độ nào?

a. Tin thật Chúa đang hiện diện nơi Mình Máu Thánh

b. Chuẩn bị tâm hồn trước khi rước lễ

c. Cám ơn sau khi rước lễ

d. Tất cả đều đúng

26: Khi tham dự thánh lễ, em được những ơn nào?

a. Giao hòa với Chúa

b. Giao hòa với tha nhân

c. Đời sống đức tin được nuôi dưỡng

d. Tất cả đều đúng

BÀI 10: HIỆP LỄ

27: Ngày Chúa Nhật:

a. Trùng với ngày Sabbat

b. Khác với ngày Sabbat

c. Ngày thứ nhất trong tuần

d. Cả 3 đều sai

28: Ngày Chúa Nhật nhấn mạnh đến việc:

a. Cử hành mầu nhiệm nhập thể

b. Cử hành mầu nhiệm vượt qua

c. Tưởng niệm cuộc thương khó

d. Cả 3 đều đúng

29: Việc thánh hoá ngày Chúa Nhật bao gồm:

a. Tham dự lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc

b. Buộc tham dự lễ ngày Chúa Nhật đối với mọi tín hữu

c. Nghỉ mọi công việc, kể cả việc bác ái

d. Làm các việc đạo đức

30: Ý nghĩa chính yếu của ngày Chúa Nhật:

a. Giúp mọi người có thời gian gặp gỡ nhau

b. Nghỉ ngơi để làm công ích

c. Dấu hiệu cho biết ta thuộc về Giáo Hội

d. Liên hệ đến đức tin của Kitô giáo

BÀI 11: NGÀY CHÚA NHẬT

31: Ơn ích của việc hiệp lễ sốt sắng:

a. Kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu

b. Xoá bỏ mọi tội nhẹ ta phạm

c. Tha mọi hình phạt do tội nhẹ ta phạm

d. Cả 3 đều đúng

32: Muốn rước lễ nên cần mấy điều kiện?

a. 1

b. 2

c. 3

Further Reference:  Bài Tập Hằng đẳng Thức

d. 4

BÀI 12: CÁC BÍ TÍCH

33. Bí tích là gì?

  1. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do Chúa Giêsu thiết lập để thông ban ân sủng bên trong cho ta được nên thánh.
  2. Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do Hội thánh thiết lập để thông ban ân sủng bên trong cho ta được nên thánh.
  3. Câu a & b đều đúng.
  4. Câu a & b đều sai.

34. Mục đích của bí tích là gì?

  1. Để ban ơn cứu rỗi.
  2. Nhằm tăng thêm sức lực cho con người về phần hồn.
  3. Nhằm tăng thêm sức lực cho con người về phần xác.
  4. Cả 3 câu đều sai.

35. Khi lãnh nhận bí tích cần phải có điều kiện gì?

  1. Khi lãnh nhận bí tích cần phải có lòng tin.
  2. Khi lãnh nhận bí tích không cần phải tin.
  3. Khi lãnh nhận bí tích có lòng tin hay không cũng được.
  4. Cả 3 câu đều đúng.

BÀI 13: CÁC Á BÍ TÍCH

36. Có mấy thứ phụ tích?

  1. Có hai thứ phụ tích.
  2. Có ba thứ phụ tích.
  3. Có bốn thứ phụ tích.
  4. Có năm thứ phụ tích.

37. Phụ tích do ai thiết lập?

  1. Chúa Giêsu
  2. Hội thánh
  3. Con người
  4. Cả 3 câu đều sai

38. Các Á bí tích có cần thiết không, vì sao?

  1. Cần thiết, vì các Á bí tích như là phương tiện giúp con người kết hợp với Chúa.
  2. Cần thiết, vì các Á bí tích như là phương tiện giúp con người sống nên thánh.
  3. Không cần thiết, vì các Á bí tích không do Chúa Giêsu thiết lập.
  4. Câu a & b đều đúng.

BÀI 14: PHỤNG VỤ CÁC GIỜ KINH

39. Phụng vụ giờ kinh là kinh nguyện nào?

  1. Kinh sáng, kinh chiều và kinh tối.
  2. Kinh sách, kinh nửa ngày và kinh chiều.
  3. Kinh sáng, kinh sách, kinh nửa ngày, kinh chiều và kinh tối
  4. Kinh sáng, kinh sách và kinh chiều.

40: Ý nghĩa của việc cử hành Phụng vụ các Giờ Kinh là gì?

  1. Giúp ta sống thánh thiện hơn.
  2. Để tôn vinh Chúa.
  3. Để cầu nguyện cho ta và các linh hồn.
  4. Để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Chúa.

41: Người giáo dân được mời gọi cử hành những giờ kinh nào?

  1. Kinh sáng và kinh chiều.
  2. Kinh sáng và kinh tối
  3. Kinh sáng, kinh sách và kinh chiều.
  4. Kinh sách, kinh nửa ngày và kinh tối

BÀI 15: TÔI ĐI NHÀ THỜ

42: Tại sao phải tới nhà thờ?

  1. Vì nhà thờ là nơi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh ban ơn cứu độ
  2. Vì nhà thờ là nhà của Chúa và là nhà của tất cả mọi người tin vào Đức Kitô
  3. Vì nhà thờ là trung tâm sinh hoạt của Giáo Xứ, Giáo Phận, và Hội Thánh
  4. Cả 3 câu

43: Tại sao tôi vào trong nhà thờ?

  1. Vì Chúa và vì chính tôi
  2. Vì Chúa và vì anh em
  3. Vì chính tôi và vì anh em
  4. Vì Chúa, vì anh em và vì chính tôi.

Related Posts

Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Tập 2 Trang 80

Video vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 80 Với giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 80 Bài 32: Mi-li-lít sách Kết nối…

Hưng Nhượng đại Vương Trần Quốc Tảng

Video hưng nhượng đại vương trần quốc tảng Sự nghiệp của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng nhìn từ một vài mâu thuẫn trong dòng họ nhà…

Chia đuôi Danh Từ Trong Tiếng đức

Chia đuôi Danh Từ Trong Tiếng đức

Chắc hẳn với những bạn đang theo học tiếng Đức thì hiện tượng chia đuôi tính từ theo giống/số/cách không còn xa lạ. Nhưng bạn đã biết…

Array_map Trong Php

Array_map Trong Php

Ba khái niệm map, filter và reduce rất phổ biến và hay dùng trong Functional Programming (lập trình hàm). Nhưng với lập trình viên PHP, một ngôn…

Etap 18.1 1

Etap 18.1 1

ETABS 18.1.1 là phần mềm mô hình, phân tích và thiết kế kết cấu của tòa nhà. ETABS đã tích hợp mọi giai đoạn trong quá trình…

Giải Vật Lí 8 Sbt

Giải Vở bài tập Vật lý lớp 8 trọn bộ có đáp án Giải Vở bài tập Vật lý lớp 8 trọn bộ được VnDoc đăng tải,…