<php> the_title();</php>

Bài Tập Hóa Vô Cơ Lớp 9 – Đề cương và đáp án

Hóa học là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Việc rèn luyện và củng cố kiến thức hóa vô cơ là điều cần thiết để học sinh có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về cấu tạo và tính chất của các chất vô cơ. Để giúp các bạn học sinh lớp 9 có thể làm quen và rèn luyện kỹ năng giải các dạng bài tập hóa vô cơ, VnDoc đã biên soạn bộ tài liệu “Bài Tập Hóa Vô Cơ Lớp 9” bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận kèm đáp án chi tiết.

A. Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 chương 1

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?

A. SO2, Na2O, N2O5
B. SO2, CO, N2O5
C. SO2, CO2, P2O5
D. SO2, K2O, CO2

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ?

A. CO2, CaO, K2O
B. CaO, K2O, Li2O
C. SO2, BaO, MgO
D. FeO, CO, CuO

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2
B. FeO, CaO, MgO
C. CO2, CaO, BaO
D. MgO, CaO, NO

Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3
B. N2O, BaO, CO2
C. N2O5, P2O5, CO2
D. CuO, CO2, Na2O

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O
B. CaO, N2O5, K2O, CuO
C. Na2O, BaO, N2O, FeO
D. SO3, CO2, BaO, CaO

Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4
B. 5
C. 6
D. 3

Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M
B. 1M
C. 0,2M
D. 2M

Câu 8. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO
B. FeO
C. CaO
D. ZnO

Câu 9. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được với H2O tạo thành dung dịch bazơ là?

A. 1
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 10. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau là?

A. 5
B. 3
C. 4
D. 2

Câu 11. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2
B. CaCl2
C. NaHSO3
D. H2SO4

Further Reference:  Bài 41 42 43 Sgk Toán 9 Trang 128

Câu 12. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước?

A. SO3
B. SO2
C. CuO
D. P2O5

Câu 13. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO?

A. H2O
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl
D. CO2

Câu 14. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl
B. Na2SO3 và Ca(OH)2
C. S và O2 (đốt S)
D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là?

A. Ag, Fe, Mg
B. Fe, Cu, Al
C. Al, Mg, Zn
D. Zn, Cu, Mg

Câu 16. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO
B. Al
C. K2O
D. NaOH

Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan
B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu
C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra
D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 18. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl
B. HCl và Ca(OH)2
C. H2SO4 và BaO
D. NaOH và H2SO4

Câu 19. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Mg, KOH, CuO, CaCO3
B. NaOH, Zn, MgO, Ag
C. Cu, KOH, CaCl2, CaO
D. Mg, KOH, CO2, CaCO3

Câu 20. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng Hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là?

A. Ca và Zn
B. Mg và Ag
C. Na và Mg
D. Zn và Cu

Câu 21. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O
B. HCl
C. Na2O
D. CO2

Câu 22. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

A. Na
B. Fe
C. Cu
D. Ba

Câu 23. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3
B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO
C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2O
D. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag

Câu 24. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội?

A. Cu
B. Al
C. Mg
D. Zn

Câu 25. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit
B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước
C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit
D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Further Reference:  Bán Nhà Ngõ 63 Trần Quốc Vượng

Câu 26. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.
B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu.
C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.
D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 27. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?

A. Mg, Cu(OH)2, CuO, FeO
B. NaOH, Zn, MgO, Pt
C. Au, KOH, CaCl2, CaO
D. Mg, KOH, P2O5, CaCO3

Câu 28. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:

A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.
C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.
D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.

Câu 29. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg
B. Mg(OH)2
C. MgO
D. Cu

Câu 30. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2
C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2
D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

B. Bài tập tự luận hóa 9 chương 1

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

Câu 2. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:

Câu 3. Cho a gam SO3 tác dụng với một lượng nước lấy dư, thu được 2,94 gam axit. Tính giá của a.

Câu 4. Hòa tan hết 11,2 gam CaO vào nước thu được 400 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là?

Câu 5. Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

Câu 6. Khi nung hoàn toàn 250 kg đá vôi (có chứa 80% CaCO3) thu được 90 kg vôi sống. Hiệu suất của quá trình nung vôi là:

Câu 7. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

Câu 8. Hòa tan 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

Câu 9. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Tính giá trị của V (đktc).

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Tính thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 11. Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 12. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) H2O + … → HNO3
b) … + HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
c) KOH + … → K2SO4 + H2O
d) Na2SO3 + … → Na2SO4 + SO2 + H2O

Further Reference:  điều Chế Kim Loại Bằng Phương Pháp Thủy Luyện

Câu 13. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:

a) Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
b) Al → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
c) S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 14. Hòa tan 8 gam CuO trong 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được

Câu 15. Để trung hòa tan dung dịch chứa 16 gam NaOH cần 100 gam dung dịch H2SO4. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng.

C. Đáp án – Hướng dẫn giải bài tập

1. Phần câu hỏi trắc nghiệm

Đáp án: C2 B3 B4 C5 D6 B7 B8C9D10B11 A12 D13 A14 B15 C16 A17 D18A19A20D21 D22 B23 B24 B25 B26 D27 A28A29A30D31 A32 D33 C34 D35 C36 C37 A38B39D40A41 B42 D43 C44 A45 C46 C47 A48C49D50D

2. Đáp án hướng dẫn giải bài tập tự luận

Chi tiết hướng dẫn giải mời các bạn tải tài liệu tại đây.

Related Posts

Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Tập 2 Trang 80

Video vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 80 Với giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 80 Bài 32: Mi-li-lít sách Kết nối…

Hưng Nhượng đại Vương Trần Quốc Tảng

Video hưng nhượng đại vương trần quốc tảng Sự nghiệp của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng nhìn từ một vài mâu thuẫn trong dòng họ nhà…

Chia đuôi Danh Từ Trong Tiếng đức

Chia đuôi Danh Từ Trong Tiếng đức

Chắc hẳn với những bạn đang theo học tiếng Đức thì hiện tượng chia đuôi tính từ theo giống/số/cách không còn xa lạ. Nhưng bạn đã biết…

Array_map Trong Php

Array_map Trong Php

Ba khái niệm map, filter và reduce rất phổ biến và hay dùng trong Functional Programming (lập trình hàm). Nhưng với lập trình viên PHP, một ngôn…

Etap 18.1 1

Etap 18.1 1

ETABS 18.1.1 là phần mềm mô hình, phân tích và thiết kế kết cấu của tòa nhà. ETABS đã tích hợp mọi giai đoạn trong quá trình…

Giải Vật Lí 8 Sbt

Giải Vở bài tập Vật lý lớp 8 trọn bộ có đáp án Giải Vở bài tập Vật lý lớp 8 trọn bộ được VnDoc đăng tải,…